Các bước kinh doanh Ecommerce từ A đến Z

Kế Hoạch Kinh Doanh Từ A Đến Z

Khi mở một cửa hàng online, có rất nhiều thứ phải chuẩn bị để mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Từ việc xây dựng website đến tối ưu SEO và chăm sóc khách hàng

Hãy cùng khám phá các hạng mục chính để giúp bạn không bỏ sót bất cứ điều gì và xây nền móng vững chắc cho cửa hàng.

Tại sao cần có kế hoạch chuẩn bị khi khai trương cửa hàng thương mại điện tử?

Yếu tố cần thiết để cửa hàng vận hành hiệu quả

Khi khởi động một cửa hàng thương mại điện tử, nếu không có kế hoạch rõ ràng, bạn có thể dễ dàng gặp phải những sai sót nghiêm trọng, ví dụ như chưa tối ưu SEO hay trải nghiệm người dùng kém.

Một danh sách kiểm tra chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng tổ chức công việc, không bỏ sót những yếu tố quan trọng như thiết kế, SEO và tương tác với khách hàng. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn là người mới hoặc đang cải tiến lại cửa hàng hiện tại, giúp giảm thiểu sai lầm không đáng có

Tránh những sai lầm không đáng

Dù là người mới hay đã có kinh nghiệm, việc kiểm tra lại toàn bộ quy trình vẫn rất quan trọng để tránh các lỗi nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn, như thiếu sót trong chiến lược truyền thông xã hội hoặc tối ưu hóa trên thiết bị di động. Chuẩn bị kỹ sẽ giúp cửa hàng của bạn ghi điểm với khách hàng và phát triển lâu dài.

Những điều cần làm trước khi khai trương cửa hàng

Chọn nền tảng quản lý trang web phù hợp

Bạn cần xem xét kỹ các nền tảng khác nhau để tìm một nền tảng cung cấp đầy đủ tính năng và dễ sử dụng.

Các nền tảng như Shopify và WooCommerce cung cấp công cụ quản lý hàng hóa, thanh toán và tùy chỉnh thiết kế giao diện trang web, đáp ứng các nhu cầu cơ bản để cửa hàng hoạt động hiệu quả.

Xem thêm: Tìm hiểu kích hoạt plugins cho cửa hàng từ các nền tảng hàng đầu như Shopify, WordPress WooCommerce, WIX, Squarespace, Webflow, and Webnode.

Đảm bảo trang web hoạt động vững chắc

Nền tảng ổn định sẽ giúp mọi thứ trơn tru và bảo vệ trang web của bạn khỏi rủi ro. Hãy chọn nhà cung cấp uy tín, trang bị chứng chỉ SSL để đảm bảo an toàn cho thông tin khách hàng và tốc độ truy cập vào trang web nhanh.

Tối ưu trải nghiệm người dùng

Tạo giao diện thân thiện với khách hàng

Trang web của bạn cần có thiết kế gọn gàng, tương thích với thiết bị di động, dễ dàng thao tác và quy trình thanh toán đơn giản sẽ giúp khách hàng thấy thoải mái khi mua sắm.

Sắp xếp sản phẩm rõ ràng, CTA (call-to-action) nổi bật sẽ khuyến khích quyết định mua sắm, giúp tăng cơ hội chốt đơn.

Trải nghiệm người dùng tốt là chìa khóa tăng doanh số

Trải nghiệm mua sắm của khách hàng càng thuận tiện thì khả năng họ quay lại càng cao. Tốc độ tải trang nhanh và giao diện dễ dùng sẽ giúp giữ chân khách hàng lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát trang và tăng tỉ lệ chuyển đổi. 53% khách hàng rời khỏi trang web nếu thời gian đợi trang tải lâu hơn 3 giây.

Bên cạnh đó, SEO cho website thương mại điện tử cũng đóng vai trò quan trọng ở đây – tối ưu hóa cho việc tìm kiếm và sử dụng các đường dẫn điều hướng rõ ràng giúp cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Tạo trang sản phẩm ấn tượng

Hình ảnh sản phẩm bắt mắt chất lượng cao

Sử dụng ảnh sản phẩm rõ nét và chất lượng cao để khách hàng dễ hình dung. Thêm nhiều góc chụp và tính năng phóng to ảnh để khách hàng có thể xem chi tiết.

Mô tả sản phẩm chi tiết

Hãy chú trọng mô tả đầy đủ tính năng, công dụng và cách dùng của sản phẩm. Mô tả chi tiết giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định và hiểu rõ sản phẩm của bạn.

Ngoài ra, bạn nên cung cấp thêm chi tiết về giá cả và tình trạng hàng hóa để khách hàng có thể đưa ra quyết định nhanh chóng. Bạn cũng có thể bổ sung bảng so sánh hoặc phần Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ) để làm rõ các thắc mắc.

Đánh giá khách hàng để tăng độ tin cậy

Hãy khuyến khích những khách hàng có trải nghiệm tốt để lại đánh giá tích cực trên trang sản phẩm. Những đánh giá chân thực từ khách hàng (bao gồm cả hình ảnh thực tế của sản phẩm) sẽ giúp thu hút người mua mới.

Phản hồi tích cực là minh chứng rõ ràng về trải nghiệm tốt, nhất là với những sản phẩm có độ cạnh tranh cao.

SEO: Giúp cửa hàng dễ dàng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm

Nghiên cứu từ khóa chiến lược

Bắt đầu với việc nghiên cứu từ khóa để tìm các từ liên quan đến sản phẩm và khách hàng mục tiêu. Sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner hoặc SEMrush để xác định từ khóa có khả năng thu hút lưu lượng truy cập.

Bạn nên tìm các từ khóa liên quan đến sản phẩm và khách hàng của mình. Công cụ như Google Keyword Planner hoặc SEMrush sẽ giúp bạn xác định từ khóa tốt và thu hút được nhiều lượng truy cập (traffic) cho website.

Tối ưu tiêu đề, mô tả và ảnh

Đưa từ khóa vào tiêu đề và mô tả sản phẩm một cách tự nhiên để tăng khả năng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.

Đối với hình ảnh, việc thêm văn bản thay thế (alt text) cũng giúp SEO tốt hơn. Đảm bảo nội dung của bạn có giá trị và trả lời các câu hỏi của khách hàng, tuân thủ các nguyên tắc SEO.

Tạo sơ đồ trang XML

Sơ đồ trang XML giúp Google dễ tìm thấy trang của bạn hơn, nhờ đó mà sản phẩm có thể lên top dễ dàng.

Tăng trải nghiệm khách hàng với các ứng dụng hỗ trợ

Ứng dụng chăm sóc khách hàng

Dùng các ứng dụng live chat có tích hợp trang E-commerce và các trang mạng xã hội sẽ giúp bạn hỗ trợ khách nhanh chóng trên toàn bộ các điểm chạm của doanh nghiệp

Ngoài ra, sử dụng AI và tự động hóa cũng là cách tiết kiệm thời gian, giúp nhân viên giúp tối ưu năng suất làm việc nhưng vẫn giữ trải nghiệm cá nhân hoá trong dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Các ứng dụng hỗ trợ tối ưu hóa vận hành

Ứng dụng quản lý tồn kho giúp bạn luôn biết chính xác số lượng sản phẩm còn trong kho, tránh tình trạng thiếu hàng hoặc tồn kho quá nhiều.

Sử dụng các ứng dụng nhắn tin dành riêng cho thương mại điện tử sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi quản lý nhiều nền tảng cùng lúc. Bạn có thể tư vấn khách hàng, tạo và quản lý đơn hàng, cũng như theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên – tất cả đều được thực hiện từ một nơi duy nhất.

Thiết lập chiến dịch email marketing

Các email quan trọng: Chào mừng, nhắc nhở sản phẩm trong giỏ hàng và hỏi thăm sau mua hàng

Bắt đầu với email chào mừng khi khách hàng đăng ký dịch vụ hoặc vừa truy cập trang web để tạo sự kết nối và làm quen với khách hàng.

Email nhắc vẫn còn sản phẩm trong giỏ hàng sẽ giúp khách nhớ lại đơn hàng hoặc ít nhất là nhắc họ nhớ đến brand của bạn. Cuối cùng, gửi email cảm ơn hoặc ưu đãi sẽ giúp giữ chân khách hàng.

Phân loại khách hàng

Phân loại khách hàng theo hành vi hoặc sở thích giúp bạn gửi nội dung phù hợp và đúng với nhu cầu của đối tượng hơn, từ đó làm tăng khả năng khách mở email và quay lại mua hàng.

Khuyến mãi và chiến lược bán hàng

Lên kế hoạch khuyến mãi

Các chương trình khuyến mãi có giới hạn thời gian sẽ giúp kích thích khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng. Sử dụng mạng xã hội và email để thông báo về các ưu đãi này đến đối tượng trên diện rộng.

Khuyến mãi đúng thời điểm

Các chương trình khuyến mãi theo mùa hoặc gắn với các dịp lễ hội giúp bạn dễ thu hút khách hơn. Kết hợp đếm ngược thời gian cho khuyến mãi sẽ tạo cảm giác khẩn cấp, kích thích khách ra quyết định mua nhanh chóng.

Kiểm tra trang web trước ngày ra mắt

Đừng bỏ qua việc kiểm tra

Bạn cần kiểm tra toàn bộ trang web trước khi ra mắt để đảm bảo mọi thứ sẵn sàng hoạt động trơn tru:

  • Kiểm tra cổng thanh toán
  • Đo tốc độ tải trang
  • Tối ưu hóa giao diện trang web cho cả desktop & di động

Theo dõi và đánh giá hiệu quả

Tầm quan trọng của các chỉ số

Theo dõi các chỉ số hiệu suất (KPIs) là yếu tố then chốt giúp cửa hàng thương mại điện tử phát triển bền vững. Sau khi cửa hàng hoạt động, việc thường xuyên phân tích các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, giá trị đơn hàng trung bình và tỷ lệ giữ chân khách hàng sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng về hiệu quả kinh doanh, giúp đưa ra những điều chỉnh kịp thời.

Sử dụng công cụ theo dõi và phân tích chỉ số

Sử dụng Google Analytics và Clarity để theo dõi hành vi người dùng và điều chỉnh chiến lược.

  • Google Analytics cung cấp thông tin về nguồn gốc và hành vi khách hàng trên trang web, giúp bạn tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.
  • Clarity cung cấp góc nhìn về cách khách hàng điều hướng trang, giúp bạn nhận diện các khu vực cần cải thiện.

Dữ liệu từ các công cụ này giúp bạn tinh chỉnh mô hình kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn và thúc đẩy cửa hàng phát triển ổn định.

Tóm lại

Việc chuẩn bị kỹ càng và theo dõi chặt chẽ sẽ giúp cửa hàng online của bạn vận hành mượt mà và thu hút được khách hàng. Hãy thực hiện từng bước trong danh sách trên để đạt thành công nhé!

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *