Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã khởi xướng nên mô hình kinh doanh D2C. Theo sau đó, đại dịch Covid 19 đã khiến cho nhu cầu tương tác trực tuyến qua các nền tảng số thành xu hướng chủ đạo. Từ đây, tiềm năng của doanh nghiệp D2C ngày càng mạnh mẽ, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã tận dụng như mô hình kinh doanh chính.
Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, nhu cầu trải nghiệm cá nhân hoá của khách hàng ngày càng tăng cao. Mọi thứ trong cuộc sống đều tiện nghi, có sẵn, tốc độ quyết định mua hàng chỉ trong một cú click hay vài giây.
Suy thoái kinh tế đang biểu hiện rõ ràng, đặc biệt ảnh hưởng đến lĩnh vực marketing và bán lẻ. Những tác động ngắn hạn của hành vi mua hàng đã thay đổi thói quen và thị hiếu khách hàng. Forbes dự báo rằng “Năm 2023 có thể chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục cho doanh nghiệp D2C” Các thương hiệu không làm quen từ bây giờ có thể bị bỏ xa thời đại”. Dưới đây là những thông tin doanh nghiệp cần biết để xây dựng lợi thế cạnh tranh tranh trong bối cảnh lạm phát và suy thoái kinh tế.
D2C là gì?
D2C là viết tắt của Direct-To-Consumer. Mô hình này cho phép doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng (thông qua cửa hàng, website, Fanpage và sàn thương mại điện tử chính hãng) mà không cần phân phối qua trung gian. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và dễ dàng hiểu được hành vi của khách hàng hơn.
Trên thế giới và tại Việt Nam, mô hình D2C được ứng dụng ở nhiều ngành như tiêu dùng nhanh, sức khoẻ & sắc đẹp, nhà cửa & đời sống, thời trang, v.v. Một số thương hiệu lớn đã áp dụng thành công D2C như Unilever, P&G, Nike, Adidas, Oxwhite,…
Tại sao D2C lại trở thành xu hướng Marketing hiện nay?
Giảm chi phí trung gian, tăng doanh thu hiệu quả
Để phân phối hàng hóa cho các trung gian, đại lý, cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp phải chịu các chi phí như vận chuyển hàng hóa, đào tạo bán hàng, chính sách hoa hồng, chiết khấu cho các bên trung gian. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp áp dụng mô hình D2C (trực tiếp đến người tiêu dùng) thì có thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Điều này giúp loại bỏ chi phí cho người trung gian và tăng doanh thu bền vững.
Tăng độ tin cậy của khách hàng về thương hiệu
Khách hàng thường ngần ngại mua hàng qua các khâu trung gian, chẳng hạn như đại lý vì sợ mua phải hàng giả, kém chất lượng. Ngoài ra, họ có thể không chắc chắn về nguồn hàng hóa từ các nhà phân phối, đại lý hoặc cửa hàng bán lẻ. Hơn thế, nếu có vấn đề với sản phẩm, khách hàng chỉ muốn nghe từ chính thương hiệu đó.
Do đó, việc mua trực tiếp từ nhà sản xuất có thể giúp nâng cao lòng tin khách hàng vô cùng hiệu quả.
Dễ dàng hiểu được khách hàng mục tiêu
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc nắm được dữ liệu khách hàng, chẳng hạn như thói quen, sở thích và hành vi mua hàng là cực kì quan trọng. Thông tin này có thể giúp doanh nghiệp:
- Hiểu khách hàng của mình tốt hơn và cung cấp các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của họ.
- Chủ động phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp và tối ưu chi phí.
Tránh rủi ro ảnh hưởng đến thương hiệu trong những tình huống khó kiểm soát
Thông thường, các đơn vị trung gian, đại lý, cửa hàng bán lẻ không được doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến khó khăn trong quản lý. Chính sách chăm sóc khách hàng của các đơn vị trung gian có thể không đủ tiêu chuẩn theo định hướng thương hiệu hoặc thiếu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với mô hình D2C, doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp cho khách hàng và thực hiện các chính sách chăm sóc, hậu mãi, giữ chân. Cách tiếp cận này có thể giúp doanh nghiệp duy trì uy tín và hình ảnh thương hiệu, tránh được rủi ro hay suy giảm lòng tin không đáng có.
Mô hình D2C: xu hướng marketing hiện đại mang lại lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp
D2C là xu hướng marketing hiện nay rất phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Mô hình D2C cung cấp nhiều lợi thế, bao gồm:
- Tạo cơ hội bán hàng nhanh chóng
- Giảm chi phí cho bên trung gian bao gồm đại lý, nhà phân phối, nhà phân phối phụ, nhà bán lẻ, nhà bán lẻ phụ và nhà bán buôn
- Đưa ra mức giá cạnh tranh
- Tăng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mà không lo hàng giả
- Hiểu rõ hơn về khách hàng khi doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với họ
- Thử nghiệm sản phẩm mới trực tiếp với phân khúc khách hàng của doanh nghiệp và nhận được phản hồi nhanh chóng từ khách hàng
- Kiểm soát quy trình chăm sóc khách hàng mà không lo thiếu chuyên nghiệp hay không đồng nhất với hình ảnh brand của các đại lý, phân phối trung gian
Việc sử dụng chiến lược D2C đã giúp nhiều doanh nghiệp ở gần hơn với khách hàng của họ. Tuy nhiên, việc chuyển sang mô hình D2C đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và nguồn lực, chẳng hạn như đầu tư vào bán hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn và các chiến lược tiếp thị phải được thử nghiệm nhiều lần để làm nổi bật sản phẩm.
Khủng hoảng kinh tế năm 2023 thúc đẩy cuộc cách mạng D2C như thế nào
Năm 2008, cuộc Đại suy thoái đã nhen nhóm cho một cuộc cách mạng kinh doanh và mở đường cho mô hình D2C. Đại dịch COVID-19 năm 2020 càng đẩy nhanh xu hướng này, khiến các tương tác online trên nhiều nền tảng TMĐT trở thành điều bình thường. Những doanh nghiệp bắt đầu nắm bắt vấn đề này và hướng tới xây dựng mô hình D2C.
Các báo cáo gần đây dự đoán rằng suy thoái toàn cầu có thể diễn ra. Dự đoánc chi tiêu của người tiêu dùng giảm mạnh và hoạt động kinh tế trì trệ hơn.
Bất ổn kinh tế gia tăng, người tiêu dùng thay đổi thói quen chi tiêu. Khách hàng hiện đang ưu tiên các mặt hàng thiết yếu như hàng tiêu dùng, nhiên liệu và dịch vụ tiện ích, cũng như những thứ khác quan trọng đối với sức khỏe của họ.
Là người bán, điều quan trọng là phải thích nghi với môi trường thay đổi này và tìm hiểu thêm về khách hàng của bạn. Họ cần gì và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có cần thiết cho họ không?
Nhiều người mua sắm có thể không cảm thấy cần thiết ngay lập tức để mua sản phẩm của bạn, hãy đến gần họ nhất, chia sẻ & thuyết phục họ về giá trị mà sản phẩm mang lại cho cuộc sống của họ.
Các nhà bán lẻ nên tập trung ít hơn vào các giao dịch và nhiều hơn vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Một cách để làm điều này là tận dụng chiến lược trò chuyện để thu hút khách hàng và cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch. Trò chuyện vừa giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng và vừa giúp quy trình bán hàng thuận tiện hơn. Hiện nay có nhiều nền tảng như Chative.IO, Tidio, Tawkto, v.v., giúp các doanh nghiệp D2C phát triển các giải pháp khách hàng toàn diện.
Lời kết
Khi công nghệ tiếp tục phát triển không ngừng, xu hướng D2C sẽ ngày càng mở rộng. Không chỉ từ góc độ thương mại điện tử hay trong vận hành doanh nghiệp mà còn từ góc độ marketing cho hầu hết các lĩnh vực. Mặc dù mô hình này đã được các ông lớn trọng dụng, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn rất nhiều tiềm năng để bứt phá.
Năm 2023 vừa mới bắt đầu, các doanh nghiệp D2C hoặc đang có ý định chuyển đổi vẫn có thời gian chuẩn bị. Để vượt qua suy thoái kinh tế, người bán nên tiếp tục các hoạt động tiếp thị, tận dụng thương mại trực tuyến đa kênh để tăng cường trải nghiệm của khách hàng suốt hành trình đến với brand.
Các thương hiệu hiện tại có thể làm gì để chuyển đổi thành công và tiếp tục mở rộng quy mô? Đặt một buổi tư vấn với các chuyên gia 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tin nhắn doanh nghiệp để tìm ra giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.